K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4

CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM

BÀI 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ ( 2 tiết )

Thời gian thực hiện: từ ngày..... tháng.... năm 202....

Đến ngày..... tháng.... năm 202.....

I. Yêu cầu cần đạt:

  • Nhận ra được kiểu chữ cơ bản, cách pha màu thứ cấp để vẽ và trang trí.
  • Vẽ và trang trí được tên riêng bằng màu thứ cấp.
  • Đọc được tên một số màu thứ cấp trong bài vẽ.
  • Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của màu sắc thể hiện trong bài vẽ.

II. Đồ dùng dạy học:

  • GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh, video về các mẫu chữ trang trí trên bảng, tên trường, đồ vật, báo hoặc tạp chí,...
  • HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,…

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

 

 

Hoạt động 1:

Khám phá

 

* Khám phá một số hình thức trang trí chữ:

 

 

 

* Khởi động:

Trình chiếu PowerPoint:

- Bài hát: “ Ở trường cô dạy em thế” để tạo không khí.

Yêu cầu HS lắng nghe và ghi nhớ xem cô giáo đã dạy em những gì xuất hiện trong bài hát?

- Giới thiệu SGK và Vở bài tập Mỹ thuật 3.

- Yêu cầu HS lấy đồ dùng cho bài học hôm nay.

Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và cho HS thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ.

Trình chiếu PowerPoint:

Câu hỏi thảo luận:

1. Em có ấn tượng với mẫu chữ nào? Chữ đó có nét đều hay nét thanh, nét đậm?

2. Các chữ được trang trí như thế nào?

3. Những màu nào được sử dụng để trang trí chữ? Màu nào được pha từ 2 màu cơ bản?

4. Em thấy kiểu chữ trang trí thường được sử dụng ở đâu?

- GV nhận xét chung, biểu dương nhóm trả lời tốt.

 

 

 

 

- Hs quan sát và lắng nghe.

- HS trả lời: ( Cô dạy em viết chữ; dạy em làm toán,..).

- HS lấy SGK, VBT Mỹ thuật.

- Hs lấy đồ dùng.

 

 

 

 

- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV:

- HS mở SGK trang 6.

- HS quan sát mẫu chữ được trang trí.

- Chỉ ra kiểu chữ; hình thức trang trí; màu sắc trong trang trí chữ.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trả lời.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

Hoạt động 2:

Kiến tạo

kiến thức –

kĩ năng.

 

* Cách pha màu thứ cấp:

 

Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu và ghi nhớ cách pha màu đơn giản. Khuyến khích HS quan sát hình minh hoạ trong SGK trang 7, để nhận biết cách pha màu đơn giản.

Trình chiếu PowerPoint:

- Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở SGK trang 7, thảo luận để nhận biết cách pha màu đơn giản.

Câu hỏi thảo luận:

1. Kể tên 3 màu cơ bản đã học?

2. Màu vàng pha trộn với màu đỏ sẽ được màu gì?

3. Màu đỏ pha trộn với màu lam sẽ được màu gì?

4. Màu vàng pha trộn với màu lam sẽ được màu gì?

- GV gọi HS nhắc lại cách pha trộn từng cặp màu cơ bản để tạo ra màu mới.

- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:

 

 

- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 4: Trang trí các chữ cái bằng chấm, nét và màu thứ cấp.

 

 

 

 

 

- HS quan sát trình chiếu trên bảng: (Hình trang 7 SGK )

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trả lời.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 3 màu cơ bản: Vàng- Đỏ- Lam.

- Màu vàng pha với màu đỏ được màu da cam.

- Màu đỏ pha với màu lam được màu tím.

- Màu vàng pha với màu lam được màu xanh lá cây ( Lục).

- HS nhắc lại cách pha trộn màu.

Ghi nhớ: Pha các cặp màu cơ bản với nhau sẽ tạo được rất nhiều màu, trong đó có màu da cam, màu xanh lá cây và màu tím là các màu thứ cấp.

- HS làm bài tập: Trang trí các chữ cái bằng chấm, nét và màu thứ cấp.

 

Hoạt động 3:

Luyện tập – sáng tạo

 

* Trang trí tên riêng của em:

 

Nhim v ca GV:

Hướng dẫn HS viết, cách điệu và trang trí tên của mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích.

Khuyến khích HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và gợi ý cho HS có thêm ý tưởng sáng tạo.

Trình chiếu PowerPoint (8 hs xem băng rol, oficic GV chuẩn bị )

- Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

1. Em sẽ chọn kiểu chữ nào ( chữ in; chữ thường; chữ nét đều; chữ nét thanh, nét đậm để viết tên mình?

2. Em sẽ cách điệu chữ với hình thức nào và có ý tưởng trang trí chữ như thế nào?

3. Em sẽ chọn màu nào là màu chủ đạo để trang trí chữ?

4. Em có muốn trang trí thêm cho nền không? Và Em định trang trí thêm những gì vào nền?

- Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ đề để HS tham khảo.

- Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 5: Vẽ và trang trí tên của em.

- HS quan sát.

- HS trả lời và nhận thức.

- HS nhận xét, bổ sung.

 

Cách vẽ và trang trí tên:

+ Chọn kiểu chữ để vẽ tên.

+ Chọn họa tiết để trang trí tên theo ý thích, có thể trang trí thêm cả ngoài nền cho đẹp.

+ Tô màu bằng các màu thứ cấp.

Lưu ý:

- Có thể trang trí chữ bằng những hình ảnh liên quan đến ý nghĩa của tên mình.

- Những họa tiết trang trí trên tên cần có sự liên quan đến nhau.

- HS nhắc lại các bước vẽ và trang trí tên.

- HS quan sát.

- HS làm bài tập: Vẽ và trang trí tên của mình.

 

Hoạt động 4:

Phân tích- đánh giá

 

* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ:

 

Nhim v ca GV:

- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

- Khuyến khích HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của cá nhân về kiểu chữ, các chấm, nét, hình, màu trong các bài vẽ của mình hay của các bạn.

+ Đọc tên các màu thứ cấp có trong bài vẽ? Màu đó được pha bởi những màu nào?

+ Em có ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao?

+ Kiểu chữ nào được sử dụng để trang trí trong bài vẽ?

+ Bài vẽ nào có sự thống nhất giữa các hình trang trí và nội dung chữ?

+ Em thấy bài vẽ của con thế nào? Em còn muốn điều chỉnh gì ở bài vẽ của mình để bài được hoàn thiện hơn?...

- GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS cả lớp.

- HS gắn bài lên bảng.

 

- HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài mình, bài bạn.

- Tìm ra bài mình thích.

 

- Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá.

 

 

 

- Nêu ý tưởng điều chỉnh ở bài vẽ của mình để thể hiện rõ màu đậm, nhạt hơn?..

 

- HS nghe.

 

Hoạt động 5:

Vận dụng - phát triển

 

* Tìm hiu các kiểu chữ:

 

Nhim v ca GV: Tổ chức cho Hs quan sát và chỉ ra sự khác nhau về nét và màu thứ cấp của các chữ cái trong hai hình.

Trình chiếu PowerPoint (nếu có )

- Hãy quan sát các chữ cái ở hai hình (trang 9 SGK) trên màn hình và trả lời các câu hỏi sau:

1. Các chữ, số trong hình 1,2 có sự khác nhau như thế nào về hình dáng nét chữ?

2. Kiểu chữ có trong mỗi hình là gì?

3. Những màu thứ cấp nào có trong các bảng chữ cái đó?

- GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ:

 

 

 

 

- HS quan sát trên màn hình.

- Thảo luận nhóm đôi qua các câu hỏi

- HS trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét, bổ sung.

 

Ghi nhớ: Màu sắc kết hợp với sự phong phú của hình dáng chữ thường được sử dụng để trang trí trong các sản phẩm mỹ thuật.

* Dặn dò: Quan sát về hình dáng, đặc điểm, sở thích của những người bạn xung quanh mình. Chuẩn bị giấy vẽ, màu vẽ cho bài sau.

* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

16 tháng 11 2021

cậu vào file rồi nhấn chuột trái nhấn copy rồi vào phần thư mục ổ D

16 tháng 11 2021

Cảm ơn bạn nhiều

24 tháng 4 2018

Trong gia đình em có một nàng công chúa nhỏ đáng yêu là bé Ngọc Hân. Em đã được 24 tháng tuổi. 

Ngọc Hân thật bụ bẫm nên trông bé như một chú gấu bông xinh xắn, dễ thương. Tóc em là tóc tơ, lưa thưa như những ngọn cỏ non mới mọc bay trong gió. Khuôn mặt Ngọc Hân tròn trịa, bầu bĩnh trông thật đáng yêu. Em có làn da mịn màng, hồng hào như một thiên thần nhỏ dễ thương. Cặp mắt tròn xoe, đen láy dưới hàng lông mi cong và dài của Ngọc Hân ánh lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn. Nó khắc sâu vào tâm trí em dễ dàng như sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. 

Cái mũi của nàng công chúa Ngọc Hân hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái. Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Ngọc Hân hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở. Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo. Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp. 

Ở nhà, miệng em bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ. Nàng công chúa nhỏ đáng yêu của em không những dễ thương mà còn rất ngộ nghĩnh. Mỗi lần không vừa ý điều gì hay bị trêu là Ngọc Hân lại giả vờ khóc, úp mặt xuống gối rồi đợi mọi người đi lại ngẩng đầu lên, nom thật buồn cười! Mỗi khi tập đi, mẹ và bà phải đỡ bên cạnh nếu không bé sẽ ngã. Ngọc Hân đi lẫm chẫm, vài bước rồi lại đòi bò. Đặc biệt, mỗi lần ăn em lại tự xúc cháo bằng thìa nhưng đang ăn thì cô bé tinh nghịch này lại vứt thìa và bò đi chơi chỗ khác. 

Bé mỗi lần ăn lại nhai chóp chép trông thật ngộ! Những lúc như vậy Ngọc Hân lại dang rộng hai chân ra ôm trọn cái mâm. Em thường hay cho bé tập vẽ nhưng mỗi khi vẽ cô bé nghịch ngợm này lại vẽ ra những nét nguệch ngoạc trông rất buồn cười. Những lúc như vậy, Ngọc Hân ngỡ em chê xấu nên lại lăn ra ăn vạ đòi mẹ. Lúc ấy, mắt em húp lại thật đáng yêu! Bé rất thích xem phim hoạt hình. Mỗi lần được xem lại reo hò sung sướng.

Em rất yêu quý Ngọc Hân - cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho ngôi nhà của em.

24 tháng 4 2018

Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bà em nói đúng bé Linh Nhi – cháu gọi em bằng cô ruột – vừa chín tháng tuổi đã lẫm đẫm tập đi và bi bô tập nói. Hằng ngày, bé mang lại cho cả nhà em những niềm vui ngộ nghĩnh.

Linh Nhi trông mới thật là xinh xẻo. Bé có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm, dễ thương. Khuôn mặt bé tròn trặn, nước da hồng hào, bụ sữa. Tay chân no tròn hằn rõ từng ngấn.

Tóc tơ đen nhánh phủ kín trên đầu. Đôi mắt đen láy mở to như đôi hạt nhãn ít khi thấy chớp. Đôi má trắng hồng phúng phính, mỗi khi bé cười, hàn rõ đôi lúm đồng tiền va đế lộ ra hàm răng mới nhú răng ba chiếc ràng sữa tròng ngộ nghĩnh lạ.

Nửa tháng nay, Linh Nhi lon xon tập đi. Đôi chân bé chập chững từng bước ngắn Trông dáng người lắc lư, đầu chúi về trước của bé mới thú vị làm sao. Tuy bị té xuống hoài nhưng không lần nào bé khóc. Bây giờ, trước mặt mọi người, có ai bảo: “Bé Hoà làm ông già đi” là bé đứng lên, lưng cúi lom khom tay vờ chống gậy, bước nghiêng bước ngửa làm ca nhà cười rộ.

Miệng luôn cười tươi, Linh Nhi cũng đang bi bô tập nói. Bé mới nói sõi được vài tiếng: bà, ba. má, măm. Còn các tiếng khác giọng bé nói ngọng nghịu đến buồn cười. Mỗi lần thấy ai trong nhà sửa soạn đi dâu là bé lên tiếng: “Ti, ti” đòi đi theo. Có điều gì không vừa ý là bé lăn ra nằm vạ. Anh chị của em thường tập con mình chào hỏi ông, bà, cô chú và bất cứ người lớn nào đến nhà chơi. Lần nào, bé cũng ngoan ngoãn khoanh tay cúi đầu: “Dạ! Dạ!”. Những lúc đó, được khen bé thích thú lắm. Nhưng thích thú nhứt đối với Linh Nhi là được ẵm đi chơi. Khi ấy, đôi mắt sáng ra, bé nhảy lên sung sướng.

Linh Nhi là niềm vui của cả nhà em. Từ khi có bé, cả nhà em vui nhộn hẳn lên. Trong nhà em, ai cũng cưng chiều bé cũng mong bé ăn no, ngủ ngon, chóng lớn…

31 tháng 8 2023

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã quan tâm đến olm. Đối với tài khoản thường thì cái gì được olm cung cấp miễn phí thì có thể tải được cái đó bạn nhá. Cái gì không miễn phí thì đến cả giáo viên của olm mà không vip thì cũng không có quyền sử dụng.

   Nếu muốn sử dụng toàn bộ học liệu olm bạn vui lòng kích hoạt vip trân trọng

SẢN PHẨM DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH CHỦ ...Đây bạn

Học tốt!

Nguồn:https://www.google.com/search?q=M%C3%B4n+m%C4%A9+thu%E1%BA%ADt+l%E1%BB%9Bp+5+:+V%E1%BA%BD+tranh+ch%E1%BB%A7+%C4%91%E1%BB%81+12+:+Th%E1%BB%AD+nghi%E1%BB%87m+v%C3%A0+s%C3%A1ng+t%E1%BA%A1o+v%E1%BB%9Bi+c%C3%A1c+ch%E1%BA%A5t+li%E1%BB%87u&sxsrf=ALeKk00R-O39x5kMh1QlTBmw33-nK0oY7Q:1622111999203&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=2ahUKEwjq4_2L1unwAhUxNKYKHSd0AiUQ_AUoAXoECAEQAw&biw=1366&bih=657#imgrc=6MsrMa9_ASBspM

28 tháng 5 2021

??? mo hỉu

14 tháng 12 2016

USC của 24 và 28 là {1, 2, 4}

Để chia được số sách ít nhất có nghĩa là số phần nhiều nhất.

=> ƯSCLN của 24, 28 là 4.

Vậy ta chia được 4 phần, mỗi phần có:

24/4=6 cuốn văn

28/4=7 cuốn toán

16 tháng 3 2022

bạn lên hỏi chị gg í

16 tháng 1 2022

hỏi cái câu hỏi gì đâu mà nó kì cục

17 tháng 1 2022

lên go gồ

11 tháng 3 2022

b

11 tháng 3 2022

câu b nha bn